Cách đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp dễ hiểu nhất 2024

Tủ điện công nghiệp là một thiết bị không thể thiếu trong các dự án công nghiệp và dân dụng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và điều khiển các thiết bị điện cũng như đảm bảo an toàn hệ thống điện. Tuy nhiên, việc vẽ và đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp một cách chính xác không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bản vẽ tủ điện công nghiệp, hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Cách đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp chính xác nhất
Cách đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp chính xác nhất

Đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp là gì?

Đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, sản xuất và lắp đặt tủ điện trong môi trường công nghiệp. Trên bản vẽ của tủ điện công nghiệp chứa đựng tất cả thông tin cần thiết để đảm bảo tủ điện được lắp đặt và kết nối đúng cách với nguồn điện và các thiết bị khác. Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu như kiểm soát, bảo vệ và phân phối điện một cách hiệu quả.

Các bước đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp chính xác, dễ hiểu

Đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình lắp đặt và sửa chữa một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cách đọc bản vẽ tủ điện không phải là điều dễ dàng. Có 5 bước đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp một cách dễ hiểu, hãy cùng xem qua từng bước sau đây:

Nắm rõ được bản vẽ tủ điện giúp cho việc lắp đặt và bảo trì diễn ra dễ dàng hơn
Nắm rõ được bản vẽ tủ điện giúp cho việc lắp đặt và bảo trì diễn ra dễ dàng hơn

Bước 1: Các chi tiết trong bản vẽ được thể hiện một cách chính xác, đầy đủ

  • Vị trí bố trí các thiết bị điện như tủ điện, ổ điện, công tắc… bố trí sao cho thật hợp lý và dễ hiểu.
  • Vị trí các nguồn điện, như nguồn chính, nguồn phụ… được thể hiện đầy đủ.
  • Cách đi dây điện, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ khối của tủ điện phải thể hiện rõ ràng.

Bước 2: Đọc hiểu các ký hiệu trong bản vẽ

Để hiểu được bản vẽ, người đọc cần phải đọc hiểu được các ký hiệu trong bản vẽ. Mỗi ký hiệu trong bản vẽ đều có một ý nghĩa riêng, thể hiện một thiết bị điện cụ thể. Người đọc cần phải nắm được các ký hiệu này để có thể hiểu được bản vẽ một cách chính xác.

Thông thường, các bản vẽ sẽ có một bảng ghi chú ký hiệu đi kèm để giúp người đọc dễ dàng tra cứu. Người đọc cần phải tìm hiểu và nắm được bảng ghi chú này để có thể đọc hiểu được bản vẽ một cách dễ dàng.

Bước 3: Xác hình được vị trí các thiết bị điện để lắp đặt hợp lý

Để hệ thống điện hoạt động hiệu quả và an toàn, việc bố trí các thiết bị điện trong bản vẽ cần phải hợp lý. Do đó, bước 3 của quy trình đọc hiểu bản vẽ điện là xác định vị trí và phương thức lắp đặt các thiết bị điện. Cần xác định cụ thể:

  • Vị trí lắp đặt của các thiết bị điện, đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật.
  • Phương thức lắp đặt của các thiết bị điện, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Thông số thực tế của các thiết bị điện, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện.

Bước 4: Nắm rõ được các quy tắc đấu nối, đi dây điện

Để đọc hiểu bản vẽ điện một cách chính xác và đầy đủ, người đọc cần phân tích chi tiết các thiết bị điện trong bản vẽ. Cụ thể như sau:

  • Phần thiết bị chiếu sáng: Cần xác định thông thạo được vị trí bố trí các cụm công tắc, tên thiết bị điện được điều khiển bởi từng công tắc và nguồn cấp cho từng cụm công tắc được ký hiệu như thế nào.
  • Phần ổ cắm: Tìm hiểu thật kỹ và nắm vững được các yêu cầu như ổ cắm nằm ở nguồn cung cấp nào, vị trí của nó được bố trí ở đâu, ký hiệu nguồn cấp được thể hiện thế nào…
  • Phần điều hòa làm mát: Cần lưu ý đến vị trí lắp đặt các thiết bị điện như quạt hút mùi, máy lạnh hay nắm rõ được cách đọc bản vẽ tủ điện…

Bằng cách phân tích chi tiết các thông tin trên, người đọc sẽ hiểu rõ cách bố trí và hoạt động của hệ thống điện.

Bước 5: Đọc rõ nguyên lý, cấu tạo và cách thức hoạt động của hệ thống điện

  • Cần chú ý nắm rõ được các thông tin cũng như thông số của các thiết bị điện như thiết bị điều khiển hay thiết bi đóng cắt.
  • Chú ý đến phần dây tải điện hay thông số cáp nguồn.
  • Các thiết bị điện đóng cắt nào sẽ lắp đặt cho thiết bị nào cần phải chính xác.
  • Nguyên lý hoạt động và cách đấu nối của từng ổ cắm, điều hòa làm mát, đèn chiếu sáng… tất cả các cách đấu nối của loại thiết bị đến tủ.

Bằng cách xác định các thông tin trên, người đọc sẽ hiểu rõ cách thức hoạt động của hệ thống điện, từ đó có thể thi công và vận hành hệ thống một cách hiệu quả.

Cách đọc các ký hiệu các thiết bị điện trong bản vẽ tủ điện công nghiệp

Bản vẽ tủ điện là một tài liệu quan trọng, thể hiện chi tiết về cấu tạo và cách bố trí của tủ điện. Để đọc hiểu bản vẽ tủ điện một cách chính xác, người đọc cần nắm được các ký hiệu của các thiết bị điện được sử dụng trong bản vẽ.

Các ký hiệu của các thiết bị điện trong bản vẽ tủ điện được quy định bởi các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Tại Việt Nam, các ký hiệu của các thiết bị điện được quy định bởi tiêu chuẩn TCVN.

Dưới đây là một số ký hiệu của các loại đèn và thiết bị điện thường gặp trong bản vẽ tủ điện được thể hiện bằng hình vẽ:

Ký hiệu trong bản vẽ tủ điện
Ký hiệu trong bản vẽ tủ điện
Những ký hiệu cơ bản nhất trong bản vẽ hệ thống điện công nghiệp
Những ký hiệu cơ bản nhất trong bản vẽ hệ thống điện công nghiệp

Ký hiệu điện được thể hiện bằng chữ:

Ngoài các ký hiệu thiết bị điện bằng hình vẽ, bản vẽ thiết kế điện còn sử dụng ký hiệu bằng chữ để giúp người đọc dễ dàng hiểu và tránh nhầm lẫn. Các ký hiệu này được quy ước riêng cho từng loại thiết bị điện và từng ngôn ngữ.

Đối với những thiết bị điện cùng loại, ký hiệu bằng chữ sẽ được thêm các số và ký hiệu bổ sung để phân biệt. Ví dụ, ký hiệu của aptomat sẽ là “MCB”. Nếu bản vẽ có nhiều aptomat, người ta sẽ thêm số thứ tự để phân biệt, chẳng hạn như “MCB1”, “MCB2”,…

  • MCB: Aptomat
  • ACB: Aptomat khối
  • MCCB: Aptomat khối chống dòng rò
  • RCCB: Rơle bảo vệ dòng rò
  • Contacto:r Khởi động từ
  • Relay: Rơle
  • Time relay: Rơle thời gian
  • Thermal relay: Rơle nhiệt
  • Push button: Nút nhấn
  • Indicator light: Đèn báo
  • Meter: Đồng hồ đo
  • Transformer: Tủ điện
  • Busbar: Thanh dẫn điện
  • Cable: Dây điện

Ngoài ra, trong bản vẽ tủ điện còn có một số ký hiệu khác, như:

  • Ký hiệu của các thiết bị điện đặc biệt, chẳng hạn như cầu dao, công tắc, ổ cắm,…
  • Ký hiệu của các đường dây điện, chẳng hạn như đường dây nguồn, đường dây tải, đường dây điều khiển,…
  • Ký hiệu của các tiếp điểm, chẳng hạn như tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm phụ,…

Để đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp một cách chính xác, người đọc cần nắm được ý nghĩa của các ký hiệu này. Người đọc có thể tìm hiểu các ký hiệu của các thiết bị điện trong bản vẽ tủ điện thông qua các tài liệu, sách hướng dẫn, hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Qua bài viết mà Hoàng Phát cung cấp, hy vọng các kỹ sư tương lai sẽ nắm rõ và hoàn thành tốt công việc một cách dễ dàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *