Sơn tĩnh điện là gì? Ứng dụng công nghệ này trong sản xuất máng cáp sơn tĩnh điện có ý nghĩa gì

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe nhiều về những loại sản phẩm được gắn liền với sơn tĩnh điện ở phía sau. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng đều biết đến “sơn tĩnh điện” là loại sơn gì? Vì vậy, bạn viết sau đây sẽ giúp cho bạn có cái nhìn sâu hơn về công nghệ này và những lợi ích mà sơn tĩnh điện mang lại trong đời sống lẫn sản xuất của con người.

Máng cáp sơn tĩnh điện là gì?
Máng cáp sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện có tên tiếng Anh là Electrostatic Power Coating Technology, được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Trải qua nhiều năm phát triển, công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được tối ưu và trở thành 1 trong những công nghệ sơn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất bởi mang đến chất lượng sản phẩm vô cùng tốt và giá cả vô cùng hợp lý.

Bạn có thể hiểu rõ hơn công nghệ sơn tĩnh điện chính là phủ một lớp sơn dưới dạng bột được gia nhiệt lên bề mặt sản phẩm. Khác với loại sơn thông thường truyền thống là dùng nước dung môi, thì công nghệ sơn tĩnh điện sẽ dùng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo nên một liên kết bền vững với các chi tiết cần phủ. Theo nguyên lý các dòng điện mang điện tích (+) sẽ luôn gắn chặt với điện tích (-) vì thế mà sơn tĩnh điện mang lại chất lượng đồng đều và gắn chặt vào bề mặt của sản phẩm sơn.

Lớp sơn tĩnh điện sẽ cứng hơn so với những lớp sơn thông thường. Nên thường dùng để phủ lên các vật liệu bằng kim loại như các thiết bị gia dụng, máng cáp điện, nhà lắp ghép,…

Thành phần sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là dạng hỗn hợp bột được sản xuất từ bột sơn bao gồm: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, chất làm đều màu, bột màu và các chất phụ gia khác. Tất cả được trộn với nhau và được làm nóng chảy tạo để thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện.

Máng cáp sơn tĩnh điện là gì?
Máng cáp sơn tĩnh điện là gì?

Phân loại sơn tĩnh điện

Có 2 loại sơn tĩnh điện chính là dạng nước và dạng khô:

  • Sơn tĩnh điện dạng khô: Đây là dạng sơn bột trực tiếp không pha; dùng cho các vật liệu làm bằng kim loại như thép, sắt…
  • Sơn tĩnh điện dạng ướt: Đây là dạng sơn pha bột với dung môi và nước; được ứng dụng cho các vật liệu bằng gỗ, kim loại…

Tuy nhiên, sơn dạng bột sẽ được ưu tiên sử dụng nhiều hơn bởi hiệu quả che phủ của nó sẽ tốt hơn đồng lời giá thành cũng rẻ hơn nhiều.

Ưu điểm sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng xuất hiện phổ biến hiện nay, không phải không không mà công nghệ này lại được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Tất cả là nhờ vào những ưu điểm vô cùng đặc biệt mà bất cứ phương pháp nào cũng không thể sánh bằng. Vừa tiết kiệm được về mặt kinh tế vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường vì không cần sử dụng đến dung môi như loại sơn nước.

  • Về kinh tế: Mang nhiều lợi ích cao về mặt kinh tế. 99% sơn được sử dụng triệt để, bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi và tái sử dụng triệt để. Không cần phải tiến hành sơn lót và dễ dàng vệ sinh. Giá thành sản phẩm được sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện sẽ rẻ hơn các loại sơn thông thường.
  • Về đặc tính: Đặc tính đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng sơn tĩnh điện rất dễ dàng. Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động) giúp tiết kiệm việc thuê nhân công và vệ sinh cũng cực kì nhanh chóng.
  • Chất lượng sản phẩm: Tuổi thọ trung bình của những sản phẩm sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện sẽ cao hơn sản phẩm sơn thông thường. Không bị tình trạng oxy hóa ăn mòn.
  • Thân thiện môi trường: Sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên không gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình phun sơn hay thi công. Chất thải có thể xử lý được nên không gây nguy hại đến môi trường.

Quy trình sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện diễn ra rất đơn giản, không đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm trình độ cao mới thực hiện quá trình này được. Nhưng để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm thì quá trình sơn tĩnh điện cũng sẽ tuân thủ đúng theo các bước sau.

  • Bước 1: Xử lý bề mặt sơn
  • Bước 2: Phun sơn
  • Bước 3: Sấy khô
  • Bước 4: Kiểm tra, đóng gói
Máng cáp chính là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống truyền dẫn điện, cáp của công trình
Máng cáp chính là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống truyền dẫn điện, cáp của công trình

Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất lắp đặt máng cáp sơn tĩnh điện

Như nói ở trên, công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay luôn được nhiều doanh nghiệp sử dụng hàng đầu trong sản xuất sản phẩm, thiết bị phục vụ cho con người. Trong đó ứng dụng phương pháp này trong sản xuất máng cáp sơn tĩnh điện đang nhận nhiều sự quan tâm rất lớn.

Việc sử dụng máng cáp sơn tĩnh điện đang trở nên phổ biến trong các công trình công nghiệp hiện nay. Có thể lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời mà không phải lo lắng về độ bền của loại máng cáp này. Máng cáp sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các dòng máng cáp thông thường nên nhanh chóng chiếm được vị trí nhất định ở hầu hết các công trình hiện nay.

Máng cáp sơn tĩnh điện được hiểu rằng là thiết bị dùng để nâng đỡ, bảo vệ hệ thống dây điện, cáp điện trong các công trình lớn. Loại máng cáp này sẽ được phủ một lớp sơn tĩnh điện ở bề mặt bên ngoài và có nhiều màu sắc khác nhau đảm bảo độ thẩm mỹ cho các công trình.

Thông số kỹ thuật của máng cáp

Máng sơn tĩnh điện hay trunking là tên gọi khác của máng cáp điện. là thiết bị chuyên dụng hỗ trợ cho các cáp điện để bọc cách điện. Chính vì vậy, đây là sản phẩm rất quan trọng đem lại sự an toàn cho các công trình trên toàn thế giới

  • Máng cáp có 2 màu: màu ghi sáng dùng cho cáp điện, màu cam hoặc màu xanh dùng cho cáp tín hiệu
  • Chiều dài: 2,5m – 3m
  • 2 loại máng cáp: có nắp và không nắp
  • Kích thước (mm): 40×60, 50×50, 200×100, 100×100, 100×50
  • Chiều dày: 0,8mm, 1mm, 1,2mm, 1,5mm
  • Chất liệu: Tole sơn tĩnh điện

Trên đây là thông số kỹ thuật của máng cáp sơn tĩnh điện qua đó bạn có thể đánh giá được chất lượng của sản phẩm với những sản phẩm khác. Qua đó, có những quyết định lựa chọn sản phẩm hợp lý nhất.

Ưu điểm khi sử dụng máng cáp sơn tĩnh điện

Trên thị trường có nhiều loại máng cáp điện khác nhau nhưng nếu so về độ ưu việt của từng loại máng cáp thì máng cáp sơn tĩnh điện luôn chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu. Loại máng cáp này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng mà còn mang đến nhiều giá trị tuyệt vời.

Mẫu máng cáp chất lượng tại Hoàng Phát
Mẫu máng cáp chất lượng tại Hoàng Phát
  • Máng cáp có lớp sơn tĩnh điện bên ngoài giúp chống tình trạng oxy hóa ăn mòn sản phẩm.
  • Khả năng cách nhiệt tốt đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Tính thẩm mỹ cao nên được ưa chuộng hàng đầu
  • Máng cáp được làm từ chất liệu cao cấp nên độ bền cao hơn máng cáp thông thường.
  • Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng khá nhẹ giúp cho quá trình vận chuyển và lắp đặt diễn ra dễ dàng, nhanh chóng.
  • So với các loại máng cáp khác thì bảng giá máng cáp sơn tĩnh điện sẽ rẻ hơn nhiều. Đây chính là 1 trong những yếu tố chính giúp cho loại máng cáp này có thể ghi điểm so với những sản phẩm cùng dòng.

Ứng dụng máng cáp sơn tĩnh điện

Máng cáp điện được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong điện lực. Hệ thống máng cáp được ứng dụng dựa trên ưu điểm vượt trội của vật liệu.

Máng cáp là vật liệu vô cùng quan trọng và loại máng cáp sơn tĩnh điện giá rẻ được sử dụng phổ biến ở thời điểm hiện tại. Trước khi có máng cáp, rất nhiều vấn đề về đường điện, đường cáp còn khá bất cập. Máng cáp điện chính là giải pháp để giải quyết vấn đề và đảm bảo an toàn cho mọi người.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *