Tủ điện công nghiệp là thiết bị cần thiết và không thể thiếu đối với tất cả những lĩnh vực có sử dụng đến hệ thống điện ngày nay. Tủ điện giúp bảo vệ các linh kiện thiết bị điện tử chứa bên trong nó và đảm bảo được sự an toàn của con người… Có 2 loại tủ được xem là quan trọng nhất chính là tủ điều khiển và tủ điện phân phối. Nếu như chỉ nhìn ở hình dạng phần vỏ bên ngoài thì ngay cả kĩ sư về điện còn khó nhận dạng được vậy hãy cùng chúng tôi phân biệt sự khác nhau này nhé!
Định nghĩa về 2 loại tủ điện
Tủ điều khiển
Tủ điều khiển là loại tủ điện dùng để điều khiển việc đóng mở tự động các động cơ, máy bơm, thiết bị theo thời gian, theo cảm biến… Có công suất lớn trong các xưởng, nhà máy sản xuất, các trạm bơm… Các thành phần chính của tủ bao gồm: Thiết bị đóng cắt MCCB/MCB, Contactor, Relay, Timer, bộ biến tần hay bộ khởi động sao và tam giác. Trên bề mặt tủ điện có nhiều nút nhấn đóng mở giúp cho quá trình điều khiển bằng tay sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Trong hình thức cơ bản của nó thì tủ điện điều khiển “kín” chứa các bộ phận ngắt mạch trong một vỏ chung. Các máy cắt được nối trực tiếp với trạm và không được tiếp xúc với nhau. Kết nối cáp có thể được thực hiện ở phía trước của bảng. Chúng có thể được yêu cầu truy cập trước hoặc gắn lên tường. Đây cũng được xem là sự đặc biệt của loại tủ này và thường thấy tại các trung tâm thương mại.
Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối hay còn được gọi là tủ điện tổng hay tủ điện phân phối tổng được coi là thành phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống sử dụng mạng điện hạ thế. Loại tủ điện này được dùng để phân phối điện cho các phụ tải công suất lớn. Đồng thời chứa và bảo vệ các thiết bị điện quan trọng như công tắc, cầu giao, biến áp… của hệ thống điện trong các tòa nhà, công trình và các nhà máy, xí nghiệp. Trong quá trình vận hành, tủ điện sẽ cách ly các thiết bị điện với người vận hành nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối đến tính mạng con người.
Thành phần chủ yếu của tủ gồm: MCCB/MCB, Contactor, rơ le. Trong trường hợp tủ phân phối không cần bảo vệ dòng thì tủ chỉ cần duy nhất MCB/MCCB. Đặc điểm bên ngoài của loại tủ phân phối không có nút nhấn trên vỏ tủ bởi tính chất tiêu thụ ít khi cần để đóng ngắt.
Tủ điện phân phối được chia ra làm 2 loại đó là: Tủ điện phân phối tổng MSB và tủ điện phân phối thành phần
Sự khác biệt giữa tủ điều khiển và tủ điện phân phối
Sự khác biệt của tủ điều khiển và tủ điện phân phối luôn được các kĩ sư, nhà thầu quan tâm hàng đầu. Những sự khác biệt về cấu hình, thành phần, chức năng, ứng dụng, mục đích… luôn là những yếu tố giúp phân biệt 2 loại tủ điện này một cách rõ rệt nhất. Như phần khái niệm ở trên thì ta cũng có thể dễ đang nhận ra được cả 2 nhờ phần nút ấn trên bề mặt vỏ tủ điện.
- Về bề ngoài thì ta dễ nhận thấy rằng tủ điều khiển sẽ có kích thước nhỏ hơn loại tủ phân phối và đặc biệt chỉ hoạt động ở các khu vực có cường độ hoạt động thấp và có quy mô nhỏ.
- Với cấu tạo của tủ điện phân phối thì đòi hỏi có thao tác từ 2 mặt bên nên chúng chiếm không gian lớn và có thể thay đổi bộ phận máy cắt trong trường hợp các bộ phận khác đang hoạt động. Còn với tủ điều khiển thì chỉ cần thao tác ở mặt trước thì có thể dễ dàng điều khiển chúng.
- Tủ phân phối thường chịu được mạch và ngắn mạch nên hoạt động với công suất cao, liên tục mà không gặp phải những trường hợp xảy ra sự cố.
- Chi phí luôn là vấn đề được nhiều chủ thầu quan tâm bởi nó quyết định đến việc mua sản phẩm hay là không. Với những yếu tố kể trên thì khiến cho giá của 2 loại tủ này có sự chênh lệch khá cao gấp 2, 3 lần và phải có sự cân nhắc kĩ lượng để đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng.
Các thiết bị cần thiết trong tủ điện
Tủ điện công nghiệp nào cũng vậy, các thiết bị trong tủ điện đều được lắp đặt tương tự nhau và tùy vào từng yêu cầu, mục đích, độ ứng dụng sẽ lắp thêm một số thiết bị khác. Nhưng nhìn chung, thì loại tủ điện nào cũng cần phải có những thiết bị sau:
- Các thiết bị cần thiết của tủ điện chính là các nút nhấn, nó được thiết kế ở mặt trước của tủ điện để thuận tiện cho việc vận hành và sử dụng. Tuy nhiên cũng có một số loại tủ không cần bố trí phần nút nhấn phía trước.
- Ngoài ra, có nút dừng khẩn cấp khi cả hệ thống xảy ra sự cố và cần đóng cắt toàn bộ điện.
- Rơle điện từ có các bộ phận: tiếp điểm chung, tiếp điểm đóng, tiếp điểm thường mở, cuộn dây, mạch từ, nắp, lò xo… với mục đích điều khiển có tiếp điểm.
- Công tắc tơ dùng để đóng cắt, điều khiển động cơ máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng. Mục đích là chuyển mạch và đóng mở cầu dao.
- Aptomat là thiết bị bảo vệ đa năng có chức năng bảo vệ sự cố ngắn mạch, đoản mạch, sự cố rò rỉ điện, điện quá áp.
- Ngoài ra còn có các thiết bị bảo vệ khác như relay nhiệt, relay bảo vệ pha.
Như vậy qua những thông tin này các bạn đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tủ điều khiển và tủ điện phân phối thông qua một chút khác biệt về mục đích sử dụng và đặc biệt là phần nút nhấn.
Ứng dụng của tủ điện công nghiệp cần
Tủ điện hiện nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các hệ thống sử dụng lưới điện. Nó được lựa chọn để lắp đặt ở trong nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau. Dù được ứng dụng vào lĩnh vực dân dụng hay công nghiệp thì tủ điện luôn được ưu ái và là lựa chọn lắp đặt hàng đầu.
Trong ứng dụng công nghiệp và dân dụng, thì việc lắp đặt tủ điện sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Thường những tủ điện cho các công trình dân dụng dung cho từng hộ gia đình thì sẽ có kích thước nhỏ gọn, kết cấu thiết bị linh kiện bên trong đơn giản. Còn đối với các công trình công nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại… thì tủ điện sẽ có kích thước lớn hơn và bố trí các linh kiện, thiết bị phức tạp hơn. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm công trình và yêu cầu của từng lĩnh vực sẽ quyết định vị trí lắp đặt tủ điện trong nhà hay ngoài trời.
Việc bảo dưỡng, kiểm tra định kì đúng cách cũng là điều cần thiết để đảm bảo an toàn, cũng như tính chính xác cho các chỉ số được thể hiện trên vỏ tủ. Vì trên thực tế nhiều thiết bị đo lường sẽ có những sai số nên nếu không kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời sẽ gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Vai trò chính của tủ điện chính là bảo vệ các thiết bị linh kiện điện dưới các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Trong đó có: Khói bụi, nhiệt độ, ánh nắng,… Ngoài ra, giúp cho người vẫn hành giữ được sự an toàn không bị tình trạng giật điện. Một yếu tố quan trọng mà nhiều người luôn dành sự quan tâm hàng đầu là tình trạng cháy nổ hỏa hoạn. Vậy nên, tủ phải có khả năng chịu nhiệt cực kì cao.
Tủ điều khiển và tủ điện phân phối hiện nay được sử dụng khá nhiều trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người. Tùy vào từng ứng dụng và nhu cầu mà có nhiều loại tủ điện khác nhau. Nhưng để đảm bảo quá trình hoạt động của toàn hệ thống thiết bị được diễn ra tốt nhất thì cần nên thường xuyên kiểm tra, bảo hành định kì để tủ điện có thể được sử dụng lâu dài hơn.